Văn phòng công chứng: Luật công chứng sửa đổi Reviewed by Momizat on . QUỐC HỘI Luật số:       /20.../QH13 Dự thảo trình UBTVQH             tại phiên họp thứ 26   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUỐC HỘI Luật số:       /20.../QH13 Dự thảo trình UBTVQH             tại phiên họp thứ 26   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Rating: 0
You Are Here: Home » Tiện ích » Văn bản pháp luật » Văn phòng công chứng: Luật công chứng sửa đổi

Văn phòng công chứng: Luật công chứng sửa đổi

QUỐC HỘI
Luật số:       /20…/QH13

Dự thảo trình UBTVQH             tại phiên họp thứ 26

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LUẬT CÔNG CHỨNG (SỬA ĐỔI)

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật công chứng (sửa đổi).

CHƯƠNG I   NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.   Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng.

Điều 2.     Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, where can you buy flagyl over the counter giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi chung là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

2. Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

3. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch, bản dịch  theo quy định của Luật này.

4. Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này.

5. Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Điều 3.                     Chức năng xã hội của công chứng viên

Công chứng viên là người cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện.

Hoạt động hành nghề của công chứng viên nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.

Điều 4.   Nguyên tắc hành nghề công chứng

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

2. Khách quan, trung thực.

3. Không vì mục đích lợi nhuận.

4. Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.

Điều 5.   Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác.

3. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

4. Văn bản công chứng quy định tại khoản 2 Điều này có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.

Điều 6.   Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng

Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt.

Trong trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:

a) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

          b) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; công chứng hợp đồng, giao dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của mình, của vợ hoặc chồng, cháu là con của con đẻ, con nuôi; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện các giao dịch dân sự giả tạo hoặc các hành vi gian dối khác;

c) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;

d) Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thoả thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và các cá nhân, tổ chức có liên quan;

đ) Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ công chứng, chứng nhận của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng và hồ sơ công chứng;

          e) Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức hành nghề công chứng của mình trong việc hành nghề công chứng;

g) Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;

h) Chứng nhận bản dịch, bản sao có nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;

          i) Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động công chứng đã đăng ký;

k) Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận tư vấn, công chứng;

l) Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

          2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức có hành vi sau đây:

a) Giả mạo người yêu cầu công chứng;

b) Người yêu cầu công chứng, chứng nhận cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật;

c) Người làm chứng có hành vi gian dối, không trung thực;

d) Cản trở hoạt động công chứng.

CHƯƠNG II     CÔNG CHỨNG VIÊN

Điều 8.  Tiêu chuẩn công chứng viên

1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

a) Có trình độ cử nhân luật;

b) Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

          c) Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

d) Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;

đ) Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

2. Chính phủ quy định cụ thể về tiêu chuẩn công chứng viên quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 9.                     Đào tạo nghề công chứng

1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khoá đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.

2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.

Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.

Điều 10.            Miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng

1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:

a) Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

b) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;

c) Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian của khoá bồi dưỡng là 03 tháng.

Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng.

3. Người được miễn đào tạo nghề công chứng cũng được miễn tập sự hành nghề công chứng.

4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể về khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 11.            Tập sự hành nghề công chứng

1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng được tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp tại địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.

Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhân tập sự.

Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng, kể từ ngày đăng ký tập sự.

2. Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp ứng điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều này và có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tập sự.

3. Tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự.

 Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.

Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này

4. Người tập sự hành nghề công chứng được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự không được ký văn bản công chứng.

5. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự; được đăng ký dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.

6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.

Điều 12.            Bổ nhiệm công chứng viên

1. Người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 8  của Luật này có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên dự kiến hành nghề công chứng.

2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, gồm có:

a) Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

b) Phiếu lý lịch tư pháp, trừ những người đã là cán bộ, công chức, viên chức mà đã nghỉ hưu hoặc thôi việc chưa quá 01 năm;

c) Bản sao bằng cử nhân luật;

d) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;

đ) Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng ;

e) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

3. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đối với những người được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng gồm các loại giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, e khoản 2 Điều này, bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh đáp ứng đủ điều kiện được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.

          4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, cho người nộp hồ sơ. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Điều 13.            Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên

1. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc đã bị kết án về tội phạm do cố ý.

2. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

4. Cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị tước quân tịch hoặc đưa ra khỏi ngành.

5. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.

Điều 14.            Miễn nhiệm công chứng viên

1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân khi không muốn tiếp tục hành nghề công chứng.

Công chứng viên có nguyện vọng được miễn nhiệm nộp đơn đề nghị miễn nhiệm tại Sở Tư pháp địa phương nơi mình đang hành nghề. Trong đơn có báo cáo rõ về việc thực hiện các yêu cầu công chứng mà mình tiếp nhận và các quyền, nghĩa vụ với tổ chức hành nghề công chứng mà mình hành nghề.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên, Sở Tư pháp có có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

2. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật này;

b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Kiêm nhiệm công việc chuyên trách khác;

d) Không bắt đầu hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 01 năm trở lên;

đ) Đã bị xử phạt hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;

e) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

g) Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm làm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề nghị của Sở Tư pháp ở địa phương nơi công chứng viên đang hành nghề công chứng quyết định miễn nhiệm công chứng viên.

4. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát việc bảo đảm tiêu chuẩn hành nghề của công chứng viên tại địa phương mình.

Khi có căn cứ cho rằng công chứng viên thuộc trường hợp bị miễn nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc theo đề nghị, yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, Sở Tư pháp nơi công chứng viên đang hành nghề tiến hành kiểm tra, xác minh. Trường hợp kết luận công chứng cymbalta duloxetine viên thuộc trường hợp bị miễn nhiệm, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo các tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm công chứng viên.  

Điều 15.            Tạm đình chỉ hành nghề công chứng

1. Sở Tư pháp quyết định tạm đình chỉ hành nghề của công chứng viên trong các trường hợp sau đây:

a) Công chứng viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Công chứng viên đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

c) Công chứng viên bị tước quyền sử dụng Thẻ công chứng viên có thời hạn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Cần xác minh khi có căn cứ cho rằng công chứng viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 14 của Luật này.

2. Thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng tối đa là 12 tháng.

3. Sở Tư pháp quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng trước thời hạn đối với công chứng viên trong các trường hợp sau đây:

a) Có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc khi có bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên không có tội;

b) Không còn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

c) Đã có kết luận công chứng viên không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 14 của Luật này.

3. Quyết định tạm đình chỉ và quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng phải được gửi cho công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên làm việc, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Bộ Tư pháp.

Điều 16.            Bổ nhiệm lại công chứng viên

1. Người được miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi có đề nghị bổ nhiệm lại.

2. Người bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại điểm a, b, c, d và g khoản 2 Điều 14 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên quy định tại Điều 8 của Luật này và lý do miễn nhiệm không còn.

3. Người bị miễn nhiệm công chứng viên do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ buy clomid from canada nhiệm lại công chứng viên,

4. Thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Luật này. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên gồm:

a) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ tư pháp quy định;

b) Phiếu lý lịch tư pháp, trừ trường hợp người đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên là cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu hoặc thôi việc chưa quá 01 năm;

c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;

d) Bản sao quyết định miễn nhiệm công chứng viên;

đ) Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 17.            Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên

1. Công chứng viên có các quyền sau đây:

a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;

b) Thành lập, tham gia thành lập một Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho một tổ chức hành nghề công chứng;

c) Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này; được chứng thực bản sao giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký cá nhân trong giấy tờ, văn bản liên quan đến nội dung được công chứng.

Thủ tục chứng thực bản sao giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký cá nhân trong giấy tờ, văn bản thực hiện theo quy định của Chính phủ;

d) Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;

đ) Được từ chối công chứng các hợp đồng, giao dịch, bản dịch, từ chối chứng thực bản sao giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký cá nhận trên giấy tờ, văn bản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;

e) Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên;

g) Các quyền khác quy định tại Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;

b) Hành nghề chuyên trách tại một tổ chức hành nghề công chứng;

c) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;

d) Tư vấn, hướng dẫn cho người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng;

đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;

g) Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng mà mình thành lập hoặc tham gia thành lập;

h) Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;

i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.



[1] Phần có chữ in nghiêng là phần có nội dung được sửa đổi, bổ sung

Chi tiết toàn bộ nội dung tải tại đây

© 2014 VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐÔNG ĐÔ

Scroll to top