Luật Nhà ở 2014 mở rộng các quy định về chính sách nhà ở xã hội Reviewed by Momizat on . (ĐCSVN) - Ngày 25/11/2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Luật Nhà ở 2014 đã được Quốc hội thông qua. Với nhiều nội dung mới, Luật Nhà ở 2014 được kỳ vọn (ĐCSVN) - Ngày 25/11/2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Luật Nhà ở 2014 đã được Quốc hội thông qua. Với nhiều nội dung mới, Luật Nhà ở 2014 được kỳ vọn Rating: 0
You Are Here: Home » Tin tức » Luật Nhà ở 2014 mở rộng các quy định về chính sách nhà ở xã hội

Luật Nhà ở 2014 mở rộng các quy định về chính sách nhà ở xã hội

(ĐCSVN)Ngày 25/11/2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Luật Nhà ở 2014 đã được Quốc hội thông qua. Với nhiều nội dung mới, Luật Nhà ở 2014 được kỳ vọng sẽ khắc phục tồn tại, bất cập của Luật Nhà ở 2005, góp phần thúc đẩy tăng tưởng kinh tế – xã hội của đất nước, từng bước bảo đảm an sinh xã hội.

Luật Nhà ở 2014 gồm 13 Chương và 183 điều, tăng thêm 4 Chương và 30 điều so với Luật Nhà ở năm 2005, cụ thể: Bổ sung thêm 4 Chương, gồm Chương 4 quy định về Chính sách nhà ở xã hội, Chương 5 quy định về Tài chính cho phát triển nhà ở, Chương 7 quy định về Quản lý sử dụng nhà chung cư và Chương 10 quy định về Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về nhà ở.

Các nội dung mới của Luật Nhà ở 2014 gồm:

Về vấn đề phát triển nhà ở. Bên cạnh việc kế thừa các quy định hiện hành, Luật Nhà ở 2014 đã bổ sung thêm nhiều quy định mới về chính sách, cơ chế cho phát triển nhà ở như: Yêu cầu các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, làm cơ sở cho việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án xây dựng nhà ở nhằm tránh việc đầu tư xây dựng theo phong trào như thời gian qua; khi phê duyệt quy hoạch xây dựng các địa phương phải xác định rõ quỹ đất để phát triển các loại nhà ở (nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư).

Về phát triển nhà ở xã hội. Đây là là Chương mới quan trọng của Luật ( Chương 4) nhằm thế chế hóa chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực nhà ở. Theo đó, Luật quy định cụ thể 10 nhóm đối tượng có khó khăn về nhà ở được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở như: Người có công với cách mạng, công nhân lao động, người thu nhập thấp taị đô thị… Đồng thời, Luật cũng quy định cụ thể các cơ chế ưu đãi cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội như: Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, miễn, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn… Đặc biệt, Luật đã bổ sung quy định để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển nhà ở, nhất là nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp.

Về phát triển và quản lý nhà ở công vụ. Luật đã quy định theo hướng thu hẹp đối tượng được ở nhà công vụ ( trường hợp là cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển ở Trung ương thì từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên, ở địa phương thì từ Chủ tịch UBND cấp huyện, giám đốc sở và tương đương trở lên). Luật mới quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ, trường hợp khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ thì phải trả lại nhà ở công vụ, nếu không sẽ bị cưỡng chế thu hồi.  Việc cưỡng chế, thu hồi nhà sẽ được thực hiện 3 tháng sau khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ. Quyết định này sẽ được thực hiện, không phụ thuộc vào việc đối tượng thuê nhà “có nhà hay chưa có nhà”.

Về tài chính cho phát triển nhà ở, đây là nội dung mới của Luật Nhà ở 2014. Theo đó, để có nguồn vốn hợp pháp cho việc phát triển nhà ở, Luật đã quy định cụ thể các nguyên tắc và hình thức huy động vốn cho phát triển nhà ở, quy định cụ thể các nguồn vốn được huy động. Trong đó, quy định Nhà nước có trách nhiệm cấp vốn cho việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội thông qua việc cấp vốn trực tiếp hoặc hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp để xây dựng nhà ở xã hội.

Về vấn đề sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Viêt Nam định cư ở nước ngoài. Luật cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài ( không phân biệt là người còn quốc tịch hay gốc Việt Nam) nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được sở hữu nhà ở thông qua nhiều hình thức như: mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận đổi nhà ở…Đây là quy định mới nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng coi người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh đó, đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, Luật cũng đã có quy định mở rộng hơn về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Theo đó, tổ chức nước ngoài ( trừ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ) nếu vào Việt Nam hoạt động; cá nhân nước ngoài ( trừ các đối tượng thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao) nếu được phép nhập cảnh thì được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức như: Mua, thuê mua, nhận tặng…Đặc biệt, Luật đã quy định cho phép các đối tượng này được sở hữu cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ, có nhiều quyền hơn trong việc sở hữu nhà ở như: Được sở hữu tối đa không quá 30% số lượng căn hộ trong 1 tòa nhà chung cư ( thay vì chỉ được sở hữu 1 căn hộ như quy định hiện hành)./.

© 2014 VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐÔNG ĐÔ

Scroll to top